2 Following
linhtalinhtinh

Linhtalinhtinh

Currently reading

The Houses of History: A Critical Reader in Twentieth-Century History and Theory
The Complete Calvin and Hobbes
Bill Watterson

Phúc Ông tự truyện

Phúc Ông tự truyện - Yukichi Fukuzawa,  Phạm Thanh Thảo Tôi được bạn giới thiệu cho cuốn sách này từ hè năm 2012, sau khi đã đọc một cuốn sách giáo khoa về lịch sử Đông Á. Tôi cũng lười nên dần dứ mãi. Với cả khi ấy tôi chắc mẩm chắc chỉ có bản tiếng Anh để đọc. Mà đọc sách về châu Á dưới cái tiếng phương Tây nhiều lúc tôi cũng cáu. Vậy nên để đó.

Thế rồi may sao tôi phát hiện ra cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt, với tiêu đề mà có đánh tôi cũng không biết chính là tự truyện của Fukuzawa Yukichi -Phúc Ông tự truyện. Mở cuốn sách ra mới vỡ lẽ hóa ra tiếng Nhật dịch ra tiếng ta nó thành như vậy. Kể ra cũng vui, tôi có biết ngô nghê vài từ tiếng Nhật nên cũng chăm chú xem cách dịch đủ các loại tên riêng rồi cười ha hả và đoán nghĩa mấy từ.

Sau khi tìm hiểu qua thì cuốn sách đã được dịch và xuất bản từ 2005 (ít nhất là dựa trên lời giới thiệu và thời gian đăng của một số trang web), vậy nhưng tới đầu năm nay mới được bán sách điện tử. May quá, chứ trước đó trên mạng chỉ có bản mẫu ba chương trích từ cuốn này.



Nói phiếm vậy chắc đủ rồi. Chuyển qua về cuốn sách này.

Cuốn sách, lẽ di nhiên, theo dấu cuộc đời nhà giáo dục Fukuzawa và dắt người đọc đi qua giai đoạn thay đổi đầy thú vị vào thế kỷ 19 của Nhật Bản mà ông đã sống. Cái hay là ở chỗ, các sự kiện, các tiến trành cải cách văn hóa, xã hội cũng như chính trị mà thường đọc trong sgk có phần khô khan và tách biệt, thì giờ, vì chúng được gắn với cuộc đời cụ thể của một con người, trở nên dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, cần phải có một số hiểu biết cơ bản nhất định về lịch sử Nhật bản mới có thể thực sự trân trọng được điều này. Nếu không các sự kiện và các nhân vật sẽ bay qua vèo vèo mà không để lại nhiều dấu ấn. Điều này có đôi khi xảy ra với tôi khi Fukuzawa bắt đầu nói về chính phủ Minh Trị mới.

Tôi mê nửa đầu của cuốn sách hơn, giai đoạn trước cải cách. Đây là thời kỳ mà giao thoa văn hóa hiện ra thật rõ ràng, giữa Nho giáo và Tây Phương học, giữa Nhật Bản và công nghệ của phương Tây. Vài phen đi Mỹ và châu Âu của Fukuzawa quả thực rất thú vị. Sự khác biệt từ những thứ cơ bản mà phải sống ở giai đoạn đó mới thấy rõ được. Tôi thực sự choáng khi ngẫm lại về sự thay đổi chóng mặt của Nhật Bản chỉ vài chục năm sau đó. Bạn tôi có đi khu di tích Meiju Mura. Tôi bèn ngồi xem lại tranh và so sánh với sự tưởng tượng của tôi hay với phác họa về Shinsengumi trong Hikaru (:-")

Fukuzawa cũng hiện lên rất con người. Ý tôi là lúc đầu tôi cho rằng tác phẩm sẽ thiên về thể hiện tư tưởng của Fukuzawa. Điều đó là dĩ nhiên, nhưng thêm vào đó có rất nhiều chi tiết riêng về tuổi thơ hay tuổi thanh niên của ông khá hay ho. Sự thành thật tới đâu thì khó nói hết, bởi suy cho cùng tự truyện là một cách tưởng tượng bản thân mà chưa chắc đã hoàn toàn đúng. Nhiều lúc tôi hơi nghi ngờ rằng không phải Fukuzawa đang cố thuyết phục người đọc, mà ông còn đang thuyết phục chính ông nữa. Tôi không hoàn toàn say mê nhà học giả, nhiều lúc không mấy tán thành, tuy vậy vẫn rất thán phục. Thi thoảng tôi thấy ông có phần ngạo mạn, nhưng không tới mức khó chịu, và xét trên những cống hiến và thành công của ông, cũng đáng.

Giọng văn và tư duy của Fukuzawa rất rõ ràng, gọn, và sáng. Tôi khá thích. Bản dịch rất trau chuốt và cẩn thận. Các thứ tiếng châu Á gần gũi nhau nhờ tiếng Tàu có khác, tôi thấy kiến trúc, logic, nghĩa câu văn rất gần gụi và dễ hiểu